Trước thềm sân bay Long Thành bước vào giai đoạn vận hành, tuyến cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây đang được đề xuất mở rộng quy mô gấp đôi với tổng mức đầu tư hơn 15.337 tỷ đồng. Dự án kỳ vọng sẽ giải quyết tình trạng quá tải và tạo đòn bẩy phát triển kinh tế khu vực phía Nam.
Mở rộng gần 22 km cao tốc, tăng lên 8-10 làn xe
Theo tờ trình từ Ban Quản lý dự án 7 gửi Bộ Xây dựng, đoạn cao tốc từ nút giao Vành đai 2 (TP.Thủ Đức, TP.HCM) đến nút giao cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu (huyện Long Thành, Đồng Nai) sẽ được mở rộng với tổng chiều dài gần 22 km. Cụ thể:
- Đoạn từ Vành đai 2 đến Vành đai 3: mở rộng mỗi bên 7,75m, đạt quy mô 8 làn xe.
- Đoạn từ Vành đai 3 đến Biên Hòa – Vũng Tàu: nâng cấp lên 10 làn xe, tăng gấp đôi hiện trạng.
- Cầu Long Thành: xây dựng thêm đơn nguyên cầu mới 5 làn xe, có làn dừng khẩn cấp.
Giải pháp giảm tải, đón đầu nhu cầu tăng vọt từ sân bay Long Thành
Từ năm 2015 đến 2023, lượng xe qua tuyến cao tốc này đã tăng trung bình hơn 10% mỗi năm, khiến đoạn tuyến thường xuyên ùn tắc, nhất là dịp lễ và giờ cao điểm. Khi Cảng hàng không quốc tế Long Thành giai đoạn 1 (quy mô 5.000ha, tổng vốn hơn 16 tỷ USD) đi vào hoạt động vào năm 2026, áp lực giao thông sẽ tăng mạnh.
Việc mở rộng tuyến cao tốc TP.HCM – Long Thành không chỉ cấp thiết mà còn đồng bộ với tiến độ sân bay, tạo trục kết nối huyết mạch giữa TP.HCM – Đồng Nai – Bà Rịa – Vũng Tàu – các tỉnh miền Tây và Tây Nguyên.

Hơn 15.000 tỷ đồng đầu tư, triển khai từ quý 3/2025
Dự án có tổng vốn đầu tư dự kiến hơn 15.337 tỷ đồng (sử dụng nguồn tăng thu ngân sách Trung ương năm 2024). Trong đó:
- Chi phí xây dựng: hơn 11.116 tỷ đồng.
- Chi phí giải phóng mặt bằng, thiết bị, quản lý: chiếm phần còn lại.
Dự kiến dự án sẽ khởi công quý 3/2025 và cơ bản hoàn thành trong năm 2026. Ban Quản lý dự án 7 kiến nghị áp dụng một số cơ chế đặc thù để rút ngắn thủ tục đầu tư, chọn nhà thầu, giải phóng mặt bằng nhanh chóng.
Động lực phát triển vùng, gia tăng giá trị bất động sản
Cùng với cao tốc Bến Lức – Long Thành, Vành đai 3 TP.HCM, cầu Nhơn Trạch, và loạt dự án hạ tầng lớn khác, tuyến cao tốc TP.HCM – Long Thành mở rộng sẽ giúp hình thành mạng lưới giao thông chiến lược, nâng tầm kết nối vùng.
Đặc biệt, việc rút ngắn thời gian di chuyển giữa trung tâm TP.HCM và sân bay Long Thành sẽ mở ra cơ hội đầu tư cho bất động sản tại TP.Thủ Đức, Nhơn Trạch, Long Thành và các khu đô thị vệ tinh khác. Giới chuyên gia đánh giá, đây là cơ hội “vàng” để đón đầu làn sóng dịch chuyển dân cư, dòng vốn và phát triển đô thị trong giai đoạn 2025 – 2030.
Chuyên Gia Tư Vấn BĐS Tara Le
Liên hệ tư vấn: 0917.839.686