Năm 2025 đánh dấu một bước chuyển lớn trong chính sách nhà ở xã hội tại Việt Nam. Trước áp lực giá bất động sản tăng cao và nhu cầu nhà ở ngày càng lớn, chính phủ đã đưa ra hàng loạt chính sách mới nhằm thúc đẩy nguồn cung và hỗ trợ người dân có thu nhập thấp tiếp cận nhà ở dễ dàng hơn. Liệu các chính sách này có thực sự tạo ra cú hích cho thị trường? Cùng tìm hiểu những thay đổi quan trọng và tác động của chúng đến thị trường bất động sản trong thời gian tới.
Thực Trạng Phát Triển Nhà Ở Xã Hội Năm 2024
Năm 2024, thị trường bất động sản Việt Nam ghi nhận sự cải thiện đáng kể về nguồn cung nhà ở xã hội. Tuy nhiên, kết quả thực tế vẫn chưa đạt được mục tiêu đề ra. Theo Bộ Xây dựng, cả nước chỉ hoàn thành 21.000 căn nhà ở xã hội, tương ứng khoảng 16% kế hoạch đề ra cho năm 2024. Đây là con số khá khiêm tốn so với nhu cầu thực tế.
Bà Phạm Thị Miền, Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu đánh giá thị trường bất động sản Việt Nam, cho biết giai đoạn 2021 – 2025, nhu cầu thị trường cần 1,24 triệu căn nhà ở xã hội. Tuy nhiên, lũy kế từ 2021 đến nay, cả nước mới hoàn thành 57.652 căn, chỉ đạt 13,5% kế hoạch. Đồng thời, tỷ lệ giải ngân gói tín dụng 120 nghìn tỷ mới đạt 1,44%, tương đương 1.727 tỷ đồng. Điều này cho thấy dù có nhiều chính sách hỗ trợ, việc triển khai nhà ở xã hội vẫn gặp nhiều khó khăn.
Vì Sao Nhà Ở Xã Hội Chưa Đạt Kế Hoạch?
Dù Chính phủ và các cơ quan quản lý nỗ lực thúc đẩy nhưng việc phát triển vẫn đối mặt với nhiều trở ngại:
- Khó khăn từ phía chủ đầu tư:
- Quy trình thủ tục pháp lý còn phức tạp, khiến nhiều doanh nghiệp muốn đầu tư nhưng chưa thực hiện được.
- Giá bán bị khống chế quá thấp, trong khi chi phí phát triển (đất, xây dựng, lãi vay) ngày càng tăng.
- Quỹ đất trung tâm ngày càng khan hiếm, các dự án thường được triển khai ở ngoại ô, xa trung tâm khiến khả năng thu hút người mua giảm sút.
- Người dân khó tiếp cận:
- Quỹ đất chủ yếu nằm ở khu vực xa trung tâm, không thuận tiện cho người lao động làm việc tại đô thị.
- Quy trình xét duyệt hồ sơ phức tạp, tiêu chuẩn mua còn khắt khe.
- Nhiều trường hợp mua đi bán lại sai quy định, làm giảm cơ hội tiếp cận của những người thực sự có nhu cầu.
- Lãi suất vay cao, thời gian vay ngắn khiến nhiều người không đủ khả năng tài chính để mua nhà.
Triển Vọng Nguồn Cung Năm 2025
Mặc dù chưa đạt kế hoạch, nhưng với các chính sách mới, nguồn cung trong năm 2025 được kỳ vọng sẽ có sự khởi sắc. Một số điểm sáng trong chính sách hỗ trợ đầu tư và phát triển nhà ở xã hội bao gồm:
- Chủ đầu tư không phải thực hiện thủ tục xác định giá đất và được miễn tiền thuê đất.
- Hưởng ưu đãi thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
- Doanh nghiệp sản xuất trong khu công nghiệp được phép thuê lại nhà lưu trú công nhân, giúp mở rộng đối tượng phát triển nhà ở xã hội.
- Chủ đầu tư có thể thu lợi nhuận tối đa 10% từ dự án, đồng thời hưởng thêm lợi nhuận từ phần diện tích công trình thương mại, dịch vụ (chiếm tối đa 20% tổng diện tích dự án).
Với những cải cách này, thị trường nhà ở xã hội Việt Nam được kỳ vọng sẽ phát triển mạnh hơn trong tương lai, đáp ứng nhu cầu an cư của đại bộ phận dân cư có thu nhập thấp. Điều này không chỉ giúp cải thiện chất lượng cuộc sống mà còn thúc đẩy sự phát triển bền vững của thị trường bất động sản trong dài hạn.
Chuyên Gia Tư Vấn BĐS Tara Le
Liên hệ tư vấn: 0917.839.686