Lạm phát nó sẽ gây ra điều gì ? Hãy tưởng tượng một ngày nào đó, Chính phủ Việt Nam quyết định tăng gấp đôi lương cho tất cả mọi người. Bạn thức dậy, mở tài khoản ngân hàng và phát hiện có thêm 10.000.000 VNĐ – đúng bằng một tháng lương. Nghe có vẻ tuyệt vời, phải không? Nhưng thực tế không dễ dàng như vậy!
Khi những người bán hàng ngoài kia biết rằng bạn vừa được tăng lương, họ cũng không ngần ngại tăng giá. Giá thịt, giá gạo, tiền thuê nhà đều tăng vọt. Vì đó là các mặt hàng thiết yếu và mọi người chấp nhận mức giá mới, bạn cũng buộc phải chấp nhận theo.
Những gì vừa mô tả không chỉ là giả thuyết mà đã từng xảy ra ở Venezuela khi chính phủ nước này in tiền ồ ạt để cứu nền kinh tế. Kết quả? Lạm phát chạm mức 80.000% vào năm 2018, đồng bolívar gần như mất hết giá trị và bị đem ra làm nguyên liệu sản xuất các vật dụng khác.
Lạm Phát Là Gì? Nó Ảnh Hưởng Đến Cuộc Sống Như Thế Nào?
Lạm phát là hiện tượng giá cả hàng hóa và dịch vụ tăng lên liên tục, khiến giá trị đồng tiền giảm xuống. Nói cách khác, số tiền bạn kiếm được ngày càng mất giá trị.

Nguyên Nhân Gây Ra Lạm Phát
Có hai nguyên nhân chính:
1. Lạm Phát Do Chi Phí Đẩy
Hãy nhớ lại cuối năm 2023, khi phiến quân Houthis tấn công tàu thương mại trên Biển Đỏ. Các tuyến vận tải phải đi đường vòng, làm chi phí vận chuyển tăng mạnh. Để bù lại, doanh nghiệp giảm sản lượng, khiến hàng hóa khan hiếm. Khi nguồn cung giảm, giá cả sẽ tăng – đây chính là lạm phát do chi phí đẩy.
2. Lạm Phát Do Cầu Kéo
Bạn còn nhớ giá khẩu trang trong đợt Covid-19 không? Khi nhu cầu tăng đột biến, giá bán từ 50.000 VNĐ/hộp đã leo lên 200.000 – 300.000 VNĐ/hộp. Đây là lạm phát do cầu kéo, xảy ra khi nhu cầu tăng mạnh, trong khi nguồn cung không kịp đáp ứng.
Vì Sao Không In Tiền Để Giải Quyết Khủng Hoảng Kinh Tế?

Trong đại dịch Covid-19, nhiều chính phủ đã in tiền để kích thích nền kinh tế. Ban đầu, người dân cảm thấy mình giàu có hơn và chi tiêu nhiều hơn. Tuy nhiên, khi tiền lưu thông vượt quá hàng hóa và dịch vụ thực tế, lạm phát bùng nổ. Tại Mỹ, Cục Dự trữ Liên bang (Fed) đã bơm gấp đôi lượng tiền ra thị trường, dẫn đến mức lạm phát cao nhất kể từ khủng hoảng tài chính 2008.
Bài Học Từ Lịch Sử
Việc in tiền không phải là giải pháp lâu dài. Khi tất cả cùng nhận ra mình không thực sự giàu hơn, giá cả đã leo lên một tầm cao mới, làm cho cuộc sống trở nên khó khăn hơn. Bạn có thể thấy điều này qua việc đất đai, vàng liên tục tăng giá mà mức thu nhập của người dân không theo kịp.
Kết Luận: In Tiền – Giải Pháp Hay Cuộc Chạy Đua Vô Nghĩa?
Nếu in tiền thực sự khiến mọi người giàu có hơn, thì chẳng ai phải đi làm nữa! Nhưng thực tế, nó chỉ là một giải pháp tạm thời. Điều quan trọng hơn là tăng năng suất lao động, cải thiện sản xuất và kiểm soát chi tiêu hợp lý. Vậy theo bạn, in tiền có phải là một cuộc chạy đua vô nghĩa không?
Chuyên Gia Tư Vấn BĐS Tara Le
Liên hệ tư vấn: 0917.839.686